Muôn kiểu biện pháp ngăn chặn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống từ lâu đã trở thành một điểm nóng tại các vùng núi cao, xuất phát từ quan niệm xa xưa của dân tộc thiểu số từ đó nhiều phụ nữ phải ngậm ngùi kết hôn, lấy chồng, sinh con đẻ cái đảm nhiệm trọng trách của người vợ người mẹ khi chưa đủ 18 tuổi.
Cán bộ Hội Phụ nữ và MTTQ xã Hầu Thào (thị xã Sa Pa, Lào Cai) vận động gia đình bà Sùng Thị Sú ở thôn Thào Hồng Dến không tổ chức cưới cho con khi chưa đủ tuổi kết hôn. Nguồn: baolaocai.vn
Thành lập các mô hình năm 2021, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Lơ Ku (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đã tổ chức Lễ ra mắt Câu lạc bộ “Nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”. Việc thành lập câu lạc bộ này nhằm nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của chị em phụ nữ, góp phần hạn chế tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn. Các thành viên của câu lạc bổ thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt cộng đồng, lồng ghép vào những buổi họp làng để tuyên truyền và tư vấn về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng-chống bạo lực gia đình.. .cùng với thông điệp “Không kết hôn sớm, không lấy nhau trong cùng dòng họ”. Đây là một giải pháp khá hiệu quả khi người phụ nữ được có quyền có tiếng nói, tiếp cận nhiều kiến thức về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống để đưa ra những quyết định cho chính cuộc đời mình. Từ đó còn trở thành những “chiến sĩ” chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và các giải pháp đẩy lùi vấn nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống của người dân tộc thiểu số.
Hội phụ nữ đã thành lập các mô hình câu lạc bộ như: Câu lạc bộ gia đình hạnh phúc, Câu lạc bộ phụ nữ với pháp luật và Câu lạc bộ không sinh con thứ 3 ở các bản làng. Nguồn: VOV
Còn tại huyện Đak Đoa (Gia Lai) Phòng Dân tộc, Phòng Tư pháp, Ủy ban MTTQ Việt Nam, Huyện đoàn, Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân huyện và UBND xã Đak Sơmei tổ chức phiên tòa giả định về tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi quy định tại Bộ luật Hình sự 2015. Theo đó phiên tòa giả định sẽ xét xử những bản án có thật tại địa bàn liên quan đến vấn nạn tảo hôn và kết hôn cận huyết thống trên địa bàn nhằm răn đe và tuyên truyền về mặt pháp luật cho người dân nắm rõ hơn và đẩy lùi tình trạng này trên địa bàn Gia Lai.
Trong thời đại 4.0 nhằm nâng cao ý thức của người dân và phổ biến những kiến thức về khái niệm, hệ lụy và những sự nguy hiểm của vấn nạn tảo hôn và kết hôn cận huyết thống Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội phối hợp thực hiện cùng tổ chức Plan International tại Việt Nam với sự hợp tác của Cục Trẻ em (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) thực hiện, với sự tài trợ của Phái đoàn Liên minh châu Âu và Tổ chức Plan International tại Bỉ đã được thực hiện dự án “Tăng cường nhận thức của trẻ em, thanh thiếu niên dân tộc thiểu số về mua bán người và tảo hôn thông qua công nghệ số” và đã đạt được một số thành tựu nhất định.
Y học đã chứng minh tác hại của hôn nhân cận huyết thống và vấn đề tảo hôn, bằng chứng cho thấy nhiều cặp vợ chồng kết hôn sớm trước tuổi thành niên hay kết hôn người trong cùng dòng họ mang nhiều bệnh di truyền, ảnh hưởng đến giống nòi và đe dọa đến tính mạng như: Mù màu, bạch tạng, da vảy cá, sức khỏe yếu, bệnh tật nhiều làm suy thoái chất lượng giống nòi của các tộc người. Thế nhưng, hiện nay, vấn nạn HNCHT vẫn đang nhức nhối tại nhiều địa phương miền núi phía Bắc (đặc biệt là vùng Tây Bắc) và Tây Nguyên như: Lai Châu, Hà Giang, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Kon Tum, Gia Lai…
T.T.T.Thảo