Vấn nạn tảo hôn tại các bản làng vùng cao
Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là phong tục lâu đời ở nhiều vùng miền trên khắp cả nước. Đặc biết phổ biến tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cư trú ở vùng sâu, vùng xa và vùng biên giới.
Tảo hôn dẫn tới tỷ lệ trẻ em thấp còi, suy dinh dưỡng trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số gia tăng. Nguồn: VOV
Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một trong hai bên hoặc cả hai chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại mục a, Khoản 1, Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, tức là nam chưa đủ 20 tuổi và nữ chưa đủ 18 tuổi.
Tất cả 53 DTTS đều có tình trạng tảo hôn, trong đó, 5 dân tộc tỷ lệ tảo hôn cao nhất gồm: dân tộc Mông 51,5%, Cờ Lao 47,8%, Mảng 47,2%, Xinh Mun 44,8%, Mạ 39,2%. Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê tiến hành Điều tra thực trạng kinh tế – xã hội 53 DTTS (năm 2014) cho thấy tỷ lệ người DTTS tảo hôn là 26,6% – đây là một tỷ lệ quá cao, tồn tại nhiều và và gây ra nhiều hậu quả ở nhiều khía cạnh.
Đến năm 1029, tỷ lệ có giảm sút những còn là con số đáng lo ngại là 21.9%. Đi vào chi tiết hơn, ta thấy được tuổi kết hôn trung bình của người DTTS tảo hôn năm 2018 là 17,5 tuổi đối với nam và 15,8 tuổi đối với nữ. Như vậy, nam giới kết hôn sớm hơn 2,5 tuổi, nữ giới kết hôn sớm hơn 2,2 tuổi so với quy định của pháp luật.
Một bà mẹ trẻ phải dựng lều sinh con ở Phước Sơn. Nguồn: báo Lao động
Tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống để lại nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội như ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bà mẹ và trẻ em, làm suy giảm giống nòi, chất lượng dân số và nguồn nhân lực của địa phương nói riêng và cả nước nói chung.
Qua đó, ta thấy rằng cần nắm rõ tình hình, xác định đúng nguyên nhân để bổ sung những giải pháp hữu hiệu phòng chống tảo hôn là việc làm có ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần tiếp tục nâng cao chất lượng dân số, đồng thời tạo điều kiện để đồng bào các DTTS thực hiện quyền phát triển đầy đủ, bình đẳng với các dân tộc khác, hòa nhập vào tiến trình phát triển của đất nước.
T.T.T.Thảo