Tảo hôn – hiện tượng đa chiều chứa nhiều nghịch lý

Tảo hôn là tình trạng lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định (nam chưa đủ 20 tuổi trở lên và nữ chưa đủ 18 tuổi trở lên). Đây là điều cấm được phát luật của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam quy định trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

Trong những năm gần đây tỉnh Lào Cai thường xuyên chú trọng chăm lo đời sống vật chất cho đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh. Ảnh: ND

Hiện nay, chính quyền địa phương và công tác tuyên truyền ở các trường nội trú đang ngày càng được đẩy mạnh nhiều hơn. Với mục đích giúp nâng cao nhận thức của đồng bào DTTS về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, Đảng và nhà nước đang phát huy hết những vai trò của mình. 

Tuy nhiên, hiện tượng này đã tồn tại nhiều năm với những nguyên nhân cả chủ quan và khách quan. Đầu tiên phải kể đến nguyên nhân đến từ phong tục tập quán lạc hậu của các DTTS vùng sâu, vùng xa. Họ sống trong những hủ tục này nhiều năm. Tư tưởng này đã đi sâu vào tâm trí họ. 

Cần nhiều nỗ lực hơn trong cuộc chiến với tảo hôn. Nguồn: báo Đại Đoàn kết. 

Nhưng một nghịch lý lại bắt đầu, phong tục tập quán vừa là nhân tố duy trì, lại vừa là nhân tố giảm thiểu kết hôn sớm. Từ khi những công tác tuyên truyền được phổ biến rộng rãi, họ tiếp cận được với những kiến thức về kết hôn, sinh con nhiều hơn. Nhưng với đời sống xã hội đang ngày càng hiện đại hóa, toàn cầu hóa thông qua các trang mạng xã hội như facebook,… tình trạng kết hôn sớm khi đang trong độ tuổi vị thành niên lại có rủi ro tăng cao. 

Việc tạo điều kiện giáo dục tập trung ở các trường nội trú tồn tại những tiềm ẩn nguy cơ trẻ em DTTS có điều kiện tiếp xúc, yêu nhau và kết hôn. Qua đó, ta thấy được rằng vai trò của nhà trường, đặc biệt là trường nội trú trong giáo dục về tảo hôn và hôn nhân cận huyết cần phải được chú trọng nhiều hơn nữa. Các công tác tuyền truyên phải được đổi mới hơn, đa dạng, thiết thực và gần gũi với những tâm tư, tình cảm và đặc biệt là nhận thức của các em DTTS. 

 

T.T.T.Thảo